Ý nghĩa bộ ngũ sự bằng đồng là gì? Những họa tiết khắc chạm trên bộ đỉnh bắt nguồn từ đâu? Lợi ích của việc trưng bày bộ ngũ sự trên ban thờ là gì? Những vấn đề này không phải ai cũng có thể giải đáp cho quý gia chủ, cùng Đồng Đông Sơn tham khảo bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về họa tiết trên bộ ngũ sự?
Bộ ngũ sự vật phẩm rất đỗi quen thuộc trên ban thờ người Việt, bộ gồm 1 đỉnh, 2 hạc và 2 chân nến. Những họa tiết trên bộ ngũ sự bao gồm:
– Đỉnh đồng vật phẩm được đặt chính giữa ban thờ, được gọi là linh hồn của cả bộ thờ. Đỉnh gồm nắp, bụng, đế.
1, Nắp đỉnh: Nắp đỉnh đồng có hình dáng như một chiếc bát úp ngược được đục một vài lỗ nhỏ để khi đốt hương, trầm khói và mùi của hương sẽ tỏa ra xung quanh. Phần trên các nghệ nhân có tạo hình một con nghê, con vật mang một phần ý nghĩa bộ ngũ sự bằng đồng phong thủy.
2, Thân đỉnh: Thân có hình bầu dục hoặc hình vuông) phình to ra ngoài. Trên thân họ có chạm khắc nổi hình ảnh song long chầu nguyệt hoặc ám hoa sòi,…
3, Chân đỉnh: một đỉnh sẽ gồm 3 chân được đúc nguyên khối với thân, kích thước chân khá lớn để tạo độ vững chắc cho cả chiếc đỉnh. Mỗi chân đỉnh có khắc hoa văn hoặc chạm đầu rồng vô cùng độc đáo.
4, Đế đỉnh hình tròn có độ rộng vừa đủ với phần chân đỉnh. Trên mặt đế các nghệ nhân thường đúc họa tiết tương tự như họa tiết phần thân đỉnh để tạo sự liên kết với nhau. Ví dụ thân đỉnh chạm Song Long chầu nguyệt thì đế cũng đúc hình ảnh rồng, nguyệt.
5, Tai mây được đúc liền 2 bên thân đỉnh tạo hình nên 1 chiếc đỉnh hài hòa, cân xứng.
Ý nghĩa bộ ngũ sự bằng đồng
Bộ ngũ sự bằng không chỉ là vật phẩm dùng để trang trí, thờ cúng mà đỉnh còn có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Ý nghĩa bộ ngũ sự bằng đồng được thể hiện cụ thể như sau:
Đỉnh đồng:
– Công dụng chính của đỉnh là dùng để đốt trầm, nhang trong những dịp lễ Tết, ngày quan trọng trong năm. Mà theo quan niệm xưa thì hương thơm chính là cách để con cháu thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Ý nghĩa của đỉnh đồng còn thể hiện sự cầu mong của con cháu về những điều may mắn, thăng tiến trong sự nghiệp và bình an trong cuộc sống.
– Đốt trầm trong ngày lễ sẽ mang lại sự ấm cúng, linh thiêng cho không gian thờ cúng nhà gia chủ.
– Đỉnh đồng mang phần khí dương, tượng trưng cho hình ảnh của mặt trời chính vì vậy nó rất phù hợp để thờ cúng gia tiên, thờ cúng vị thần, thánh, thờ phật,…
– Ở mỗi chiếc đỉnh đều không thể thiếu hình ảnh con nghê được đúc liền tại phần nắp của đỉnh. Nghê là con vật hoàn toàn không có thật và chỉ xuất hiện trong truyền thuyết. Nghê được tạo hình dựa trên 2 con vật có thật sư tử và chó dữ. Nó vừa biểu tượng cho loài vật canh giữ nhà gia chủ, vừa là chúa tể sơn lâm, nhằm xua đuổi tà khí, bảo vệ gia đình chủ nhân.
Phần họa tiết nổi bật nhất của đỉnh không thể không nhắc tới chính là thân, bộ phận này là nơi mang nhiều ý nghĩa của bộ ngũ sự bằng đồng nhất. Tại đây các nghệ nhân thường chạm nổi hình ảnh Lưỡng long chầu nguyệt hoặc ám hoa sòi,..biểu tượng cho sự cao quý, quyền lực. Phía trên khắc chứ Hán “Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh” với ý nghĩa phúc đức, tài lộc, sức khỏe và bình an cho cả gia đình.
Đôi hạc đồng
Hạc được mệnh danh là loài “nhất phẩm điểu” biểu tượng cho sự cao quý, thuần khiết, thanh liêm, không tham lam,… Thời xa xưa chim hạc được xem là chim quý để cung tiến vào hoàng cung làm quà tặng cho vua chúa.
Hình ảnh hạc đính trên mu rùa tượng trưng cho sự trường thọ. Ông bà ta thường có những quan niệm về hạc như: “ hạc thọ thiên tuế, thọ bất khả lượng” tức là sống lâu tới ngàn năm, không thể tính tuổi thọ. Việc thờ họ chính là mong ước của con cháu về sức khỏe bình an sống lâu thượng thọ.
Đôi chân nến
Trong quan niệm của người Việt thì việc con người ta mất đi không phải là kết thúc toàn bộ quãng đời mà chỉ là ta sẽ bước sang thế giới bên kia. Và khi một ai đó đã tạ thế thì linh hồn của họ vẫn luôn dõi theo, phù hộ cho gia đình mình. Ánh sáng của đôi chân nến thờ sẽ soi sáng, dẫn đường các cụ về thăm con, thăm cháu.
Thông thường đôi chân nến sẽ được đặt vào 2 bên ban thờ thể hiện cho nhật nguyệt. Chân nến đặt bên trái bàn thờ sẽ tượng trưng cho mặt trời, chân đặt bên phải bàn thờ là nến tượng trưng cho mặt trăng. Bàn thờ có âm, có dương, có nhật có nguyệt chắc chắn sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình gia chủ.
Lợi ích của việc bày trí bộ ngũ sự trên ban thờ
Ý nghĩa của bộ ngũ sự bằng đồng đã rất rõ ràng vậy Lý do gì giúp bộ ngũ sự được các gia chủ chọn mua ngày càng nhiều? Hãy để Đồng Đông Sơn giải mã giúp quý gia chủ:
- Người Việt ta xem việc thờ cúng là việc để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên. Việc sắm các vật phẩm quý giá như đỉnh đồng, bát hương, cuốn thư câu đối hay việc dang cỗ vào ngày rằm, mùng 1, ngày lễ, tết để cầu mong những điều tốt đẹp tới cho tổ tiên. Từ đó mà gia chủ nhờ ơn tổ tiên, thần phật phù hộ cho con cháu sức khỏe, may mắn, mọi điều tốt lành, công việc tiến tới.
- Bộ đỉnh thờ dâng lên ban thờ tạo nên vẻ đẹp thiêng liêng, tôn kính, và quyền lực. Bộ đỉnh chính là cái hồn uy nghi mà khi nhìn vào chúng ta sẽ thấy sự chỉnh chu, chu đáo của gia chủ dành cho gia tiên.
- Trên ban thờ có đầy đủ Kim – Mộc – Thủy- Hỏa – Thổ trong đó Kim tượng trung cho đỉnh đồng, mộc là ban thờ, Hỏa là đèn dầu, Thủy ly đựng nước, Thổ là bát hương. Một ban thờ trang trí đây đủ ngũ hành giúp gia tăng vượng giúp gia tăng vượng khí, kích hoạt tài lộc phát triển.
- Cuối cùng và cũng là điều quan trọng nhất là bộ ngũ sự bằng đồng có thể lưu giữ cho con cháu đời sau. Đặc biệt đồng muốn làm mới gia chủ chủ việc đánh bóng lại nên vô cùng có ý nghĩa.